Canh lá hẹ nấu với tàu hủ non siêu ngon siêu bổ dưỡng

 Món canh tàu hủ hẹ là món khá đơn giản, nhưng lại rất tốt cho sức khỏe. Món này ngon thì phải có tàu hủ non ngon, mà tàu hủ non bây giờ cũng khá là dễ mua. Nên món này cũng là một trong những món mình hay nấu cho nhà mình ăn lắm. Để nấu được món này thì nguyên liệu khá là đơn giản: - Hẹ lá, mua 1 bó cỡ nắm tay là đủ rồi. - Tàu hủ non, thứ này rất là quan trọng trong món canh này, nếu đi siêu thị thì bạn cứ chọn tàu hủ nào màu trắng, mịn thì đó là tàu hủ non đó. Còn đơn giản nhất là nhìn vào tên trên hộp tàu hủ là chọn chắc chắn đúng. - Hành tím 1-2 củ. - Hành lá 2-3 cây. - Muối, bột nêm, bột ngọt. - Tiêu. - Thịt heo bằm hoặc xay nhiễn đều được. Các bước thực hiện món canh tàu hủ hẹ này như sau: 0. Chuẩn bị: - Hẹ mua về bạn lặt bỏ phần lá xấu, héo đi, cắt bỏ phần rễ. Rửa nhiều lần cho sạch. - Xong để nguyên bó, xắt ra bằng dao hoặc cắt bằng kéo ra cũng được. Cắt khúc cỡ 2 lóng tay (~5cm) là vừa ăn. - Hành tím xắt nhiễn ra. - Tiêu xay hoặc giã nhiễn ra cũng được. 1. Chuẩn bị thịt bằm -

Gà hầm thuốc bắc

Tên món: Gà hầm thuốc bắc, Gà tiềm thuốc bắc

Dụng cụ sử dụng: Nồi áp suất

Thời gian thực hiện: 45 - 60 phút (khi đã có đủ nguyên liệu)

Nguyên liệu:

- Gà cỡ 1kg

- Gói thuốc bắc

- Nước dừa (2 trái)

- Muối


Thực hiện:

- Rửa sạch gà
- Cho gà vào nồi áp suất
- Đổ nước dừa vào sấp sấp thịt gà
- Cho gói tiềm vào
- Để lửa vừa
- Hầm trong nồi áp suất 35 phút


Hình ảnh nguyên liệu và một số bước thực hiện:

Gói thuốc bắc dùng hầm gà

Nước dừa 2 trái


Gà 1 con



Mức nhiệt độ khi hầm nồi áp suất

Thời gian hầm nồi áp suất (phút)


Ngoài những nguyên liệu cơ bản trên, khi hầm gà ta có thể cho thêm một số nguyên liệu khác vào nồi hầm (củ hành tím, hạt sen tươi, tiêu, bột nêm..). Việc chọn nguyên liệu nào thêm vào cũng tùy theo sở thích cá nhân.
Riêng gói thuốc bắc (thang thuốc) hầm gà, việc phối trộn các loại nào cũng tùy thuộc vào nơi cung cấp hoặc do lựa chọn của mỗi cá nhân. Một số thành phần có thể có trong thang thuốc hầm gà: 
- Hoài sơn
- Kỷ tử
- Đương quy
- Ngọc trúc
- Đảng sâm
- Hạt sen (liên nhục)
- Thục địa hoàng.
- Xuyên khung.
- Hồng táo (táo tàu)
- Đông trùng hạ thảo
...

Về công dụng từng loại, thì có nhiều công dụng được mô tả khác nhau, mình chỉ lưu ý một số đặc điềm cơ bản của mỗi thành phần:
- Hoài sơn: tính bình, vị ngọt.
- Kỷ tử: tính bình, vị ngọt.
- Đương quy: tính ấm, vị ngọt, cay (có hơi đắng, hơi cay).
- Ngọc trúc: tính hơi lạnh, vị ngọt.
- Đảng sâm: tính bình, vị ngọt.
- Hạt sen (liên nhục): tính bình, vị ngọt.
- Thục địa hoàng: tính hơi ấm, vị ngọt.
- Xuyên khung: tính ấm, vị cay.
- Hồng táo (táo tàu): tính ấm, vị ngọt.
- Đông trùng hạ thảo: tính bình, vị hơi ngọt.

Mình chỉ đề cập đến cách thực hiện và nguyên liệu. 
Còn về công dụng, đối tượng sử dụng mình không bàn đến. 
Thường thì mình sẽ hầm gà cho người nhà mình trong những trường hợp:
1. Thèm thì ăn thôi
2. Khỏi bệnh xong, cần bồi bổ cơ thể.
3. Muốn bồi bổ, tăng cường sức khỏe.
4. Muốn hồi phục sau một thời gian cơ thể vận đồng nhiều, mệt mỏi.

Để nấu một nồi gà hầm thuốc bắc thì cũng có thể phải đi chọn lựa nguyên vật liệu khá kỳ công, quá trình nấu và nêm nếm cũng phải rất phức tạp cầu kỳ.
Nhưng đơn giản hóa quy trình một xíu cũng đâu có chết ai, nhanh có một nồi hầm gà ăn cho ngon thì cứ làm theo mình.
Còn không thích thì ra ngoài mua, giờ người ta nấu sẵn rồi bán đầy. Hầm từ gà ác cho đến chim bồ câu, đủ loại... Chủ yếu là có tiền thì mua là được.

Comments

Popular posts from this blog

Canh lá hẹ nấu với tàu hủ non siêu ngon siêu bổ dưỡng

Nghêu hấp sả - món nóng ngon ngày mưa

Đùi gà, cánh gà chiên nước mắm